www.nhabaovietthuong.com

www.nhabaovietthuong.com
www.nhabaovietthuong.com

Montag, 19. November 2012

SỰ TÍCH CON YÊU RÂU XANH Ở VIỆT NAM 09


           
           SỰ TÍCH CON YÊU RÂU XANH Ở VIỆT NAM 09
                                                      ***


Việt Thường
Bài 9

Ngày 28/4 đến 3/5/1956, với cương vị “tổng bí thư”, Trường Chinh triệu tập hội nghị cán bộ trung và cao cấp của mafia đỏ để phổ biến nghị quyết 20 của Nga-xô. Chẳng biết trước đó Trường Chinh có cho chân tay đi vận động ngầm không, nhưng trong hội nghị đã có ý kiến về việc Hồ tự đề cao mình cũng như có nạn “sùng bái cá nhân” trong “đảng”. Có thể Trường Chinh rất khoái, nhưng không may cho Trường Chinh là đồng thời nhiều ý kiến phê bình về cải cách ruộng đất, về nạn cửa quyền của mậu dịch, về tệ nạn của khai báo hộ khẩu, về thái độ không đúng đối với văn nghệ sỹ v.v… nghĩa là những vấn đề dính đến trách nhiệm của Trường Chinh, nên Trường Chinh đấu dịu, hắn nói: “Có tệ sùng bái cá nhân nhưng chưa đến nỗi quá đáng v.v…” và hứa sẽ xem xét lại. Sự do dự mất tự tin khiến Trường Chinh bỏ lỡ cơ hội dựa vào sự bất mãn của cán bộ trung cao để lật Hồ (sợ bị nhào theo). Thế là Hồ thủ lợi.

Vừa thoát hiểm, để cho chắc ăn hơn, Hồ cho triệu tập hội nghị lần 10 (khóa 2) vào tháng 9-1956, qui trách nhiệm về sai lầm cải cách ruộng đất cho Trường Chinh, Hoàng quốc Việt và lột chức tổng bí thư của Trường Chinh, đuổi Hoàng quốc Việt ra khỏi chính trị bộ, còn là ủy viên trung ương thôi. Lê văn Lương cũng bị ra khỏi chính trị bộ, còn là dự khuyết trung ương. Còn Hồ, hắn vẫn là chủ tịch đảng kiêm tổng bí thư. Thấy Hồ gian hùng chưa?

Kể từ đó, ngoài Hồ ra, không ai có tư cách triệu tập hội nghị trung ương.
Gạt được Trường Chinh và chân tay của hắn rồi, Hồ còn nghi ngờ một nhân vật nữa là Võ nguyên Giáp. Tuy rằng Giáp chưa có bất kỳ một biểu hiện nào là chống đối Hồ, nhưng vì bấy giờ Giáp lại là người có nhiều ưu thế:

- Được coi là người có công đầu “đánh thắng thực dân Pháp và can thiệp Mỹ”, đã “giải phóng được một nửa đất nước”;
- Giữ ghế ủy viên chính thức của chính trị bộ mafia đỏ, bộ trưởng quốc phòng, đại tướng tổng tư lệnh, bí thư quân ủy trung ương;
- Uy tín của Giáp lên như diều trong cả lực lượng vũ trang, trong cả nhân dân – nông thôn thành thị – trong cả học sinh, sinh viên, trí thức và văn nghệ sỹ;
- Uy tín cả trong nước và ngoài nước;
- Thêm nữa, Giáp không mắc các tội “sùng bái cá nhân”; không dính đến “cải cách ruộng đất”…

Nếu “anh cả đỏ Nga-xô” hay “anh hai Trung cộng” mà đi đêm được với Giáp thì Giáp có thể là người duy nhất lật đổ Hồ một cách dễ dàng.

Vì thế Hồ đã đi một quả thử lòng Võ nguyên Giáp. Kiểu thử này Hồ cũng đã từng làm qua với cựu vương Bảo Đại. Chẳng là trước ngày ký kết Hiệp định sơ bộ (6/3/1946), khi ấy cựu vương Bảo Đại là cố vấn tối cao của Chính phủ Liên hiệp đa đảng, cư ngụ tại 51 Trần Hưng Đạo (Hà-nội). Một bữa đến thăm cựu vương Bảo Đại, Hồ năn nỉ Bảo Đại giữ chức chủ tịch chính phủ vì hắn không đủ uy tín nên Pháp gây nhiều khó khăn. Vì cũng chẳng hiểu tâm lý của Hồ nên đáng ra từ chối thì cựu vương Bảo Đại lại nói với Hồ rằng để bàn lại xem. Khi bàn với các người thân cận gồm các cụ Trần trọng Kim, luật sư Nguyễn mạnh Hà, cụ Hoàng xuân Hãn v.v… có mặt cả tên “chỉ điểm” của Hồ là Phạm khắc Hòe (nguyên thư ký của cựu vương Bảo Đại). Nhiều người khuyên dù Hồ giả vờ hay thực thì cũng vì việc lớn của đất nước cựu vương nên nhận lời. Chắc chắn chỉ có Phạm khắc Hòe báo cáo, nên ngay hôm sau Hồ gặp cựu vương Bảo Đại, rút lại ý kiến hôm trước. Hắn nói đại ý, dù khó khăn mấy hắn cũng cố đảm nhận trách nhiệm đã được Quốc hội I giao phó. Đó là nguyên nhân Hồ đề nghị cựu vương Bảo Đại cầm đầu một phái đoàn đi Trùng-khánh gặp Tưởng giới Thạch. Rồi hắn cắt tiếp tế khiến cựu vương Bảo Đại phải ở lại Tàu một thời gian và đành phải bỏ luôn cả chức cố vấn tối cao. Hồ thử bằng cách đề nghị Giáp thay mặt “trung ương và Hồ” xin lỗi về “sai lầm trong cải cách ruộng đất” trước dân, với lý do là Giáp có uy tín lớn đối với nhân dân.

Võ nguyên Giáp là thằng rất ngu khi nhận lời đề nghị đó của Hồ. Vì sao? Bởi cả cuộc đời Hồ là hành xử bất nhân vô hậu như đã chứng minh ở trên. Từ việc bán cụ Phan Bội Châu, bôi nhọ cụ Phan Chu Trinh, ám hại Lê hồng Phong, phá cuộc khởi nghĩa của cụ Nguyễn Thái Học, lạnh nhạt với chị ruột, ngủ với Nông thị Xuân có con rồi lại cho giết đi để giữ cái danh “thánh sống” v.v… Hồ còn là kẻ hiếu thắng, ngoại trừ mẫu quốc đỏ ra, hắn tự cho là “thiên hạ anh hùng đệ nhất” dưới trời Việt Nam, và cái gương tày đình là hắn vừa hạ bệ bè lũ Trường Chinh. Cho nên, khi Giáp vui vẻ nhận nhiệm vụ xin lỗi dân thì tính cách con người của Hồ, chắc chắn hắn cho rằng Giáp đã bắt đầu tự phụ là có thể thay được Hồ. Nếu khôn ngoan một chút thì Giáp phải nói đại ý là:

 “Trong trung ương không một ai có uy tín, công lao bằng Hồ và được dân tin phục như Hồ, nên đề nghị Hồ đích thân thì mới xong việc. Giáp luôn luôn tuân phục lệnh Hồ, nhưng sợ không đủ uy tín nên sợ hỏng việc phó thác của Hồ.”
Và, Giáp đã phải trả một giá rất đắt cho sự ngu muội đó (tuy gần gũi Hồ mà như bao kẻ khác, vẫn mù lòa chẳng nhìn ra được con người thực của Hồ – trách nào những kẻ ở xa, chỉ nghe nói về Hồ, chẳng u mê, sai lệch!). Kể từ đó ngôi sao chiếu mệnh của Giáp bị lu mờ, bị ăn đòn hội chợ của từ Nguyễn chí Thanh đến Lê đức Thọ, cho đến cả Trần Quỳnh, Nguyễn cơ Thạch và cả me-xừ “trí thức không bằng cục cứt” là thạc sỹ sử học tốt nghiệp tại Pháp là Phạm huy Thông!!! Và cả những cấp dưới của Giáp như Văn tiến Dũng, Chu huy Mân cho đến anh “đại tá nhẩy sào” cai ác ôn đồn điền cao-su của Tây là thằng cha Lê đức Anh!!! Thật tội nghiệp “đại tướng 4 sao đặt vòng chống thụ thai” của ngụy quân cộng sản!
 
Nói chung, cái kết thúc của tên Việt gian nào rồi cũng vậy, nhất là loại Việt gian ngu lâu!!!
Vì tính cách đa nghi của kẻ làm gián điệp chuyên nghiệp, lại chuyên nghề lừa đảo nên Hồ luôn luôn “suy bụng ta ra bụng người”, vì thế Hồ vẫn lưu nhiệm phe lũ Trường Chinh ở cái thế mà hắn vẫn khống chế được, nhằm làm đối trọng với phe nhóm Lê Duẩn, Lê đức Thọ. Vì hắn cũng phải đề phóng sự phản trắc của nhóm Lê Duẩn, Lê đức Thọ. Thêm nữa, Hồ còn dùng hai nhóm đối đầu nhau đó trong thủ pháp đi dây giữa Nga-xô và Trung cộng mà hắn không cần phải lộ mặt.

Vài tháng sau khi hạ bệ phe nhóm Trường Chinh, Hồ tuyên bố là quá bận nhiều việc, không thể kiêm nhiệm một lúc nhiều chức vụ được nên Hồ “giới thiệu” (chỉ định một cách tế nhị) Lê Duẩn tạm giữ chức “bí thư thứ nhất” để giúp Hồ điều hành công việc “đảng”. Mục đích của Hồ là tạo điều kiện cho Lê Duẩn và Lê đức Thọ củng cố chỗ đứng trước khi đi vào cuộc “bầu chính thức”. Và, để chắp thêm vây cánh cho Duẩn, cũng như “tỏ thái độ” với Giáp, Hồ cho bổ sung Phạm Hùng (đại tá phụ trách công an miền Nam Việt Nam) vào chính trị bộ và ngồi trên Võ nguyên Giáp.

Tháng 12-1957, Hồ cho triệu tập hội nghị 13 (khóa 2) ra nghị quyết về “nắm vững chuyên chính” và “đưa miền Bắc Việt Nam tiến lên CNXH”. Như thế, có nghĩa là dùng bạo lực để tước đoạt tài sản toàn dân miền Bắc Việt Nam vào tay đảng mafia đỏ của Hồ. Người dân miền Bắc Việt Nam bị bần cùng hóa nên về thực tế trở thành nô lệ.

Cũng từ cái lệnh “nắm vững chuyên chính” này, Hồ giao cho Trường Chinh và Tố Hữu chỉ đạo việc đàn áp cuộc đấu tranh của văn nghệ sỹ đòi có tự do trong sáng tác. Để che cái lốt độc tài khát máu, bè lũ mafia đỏ Hồ chí Minh dựng ra cái gọi là “vụ án gián điệp Thụy An” để một mặt đàn áp lực lượng văn nghệ sỹ, trí thức từ vùng cộng sản chiếm giữ trước, một mặt tiêu diệt mầm mống tự do dân chủ của lực lượng văn nghệ sỹ ở lại Hà-nội, không di cư vào Nam. Trong số đó có nữ sỹ Thụy An (vợ của ông Đỗ đình Đạo, chỉ huy đệ tam quân thứ lưu động), ông Nguyễn thiếu Bảo – chủ nhà xuất bản Minh Đức, cũng bị kết án 15 năm tù, thực tế quá hạn tù vẫn không được ra tù. Tất nhiên là không chứng cớ mà cũng chẳng cần qua thủ tục tố tụng. Vì, tên Việt gian Hồ chí Minh đã cho vứt cả bộ tư pháp lẫn khoa luật ở trường đại học vào hố xí. Kể từ đó, nhân dân miền Bắc Việt Nam bị cai trị bằng lệnh miệng (một loại khẩu dụ thời phong kiến) là chính. Thí dụ: tên Hoàng văn Hoan ra lệnh miệng thôi mà nhà văn Vũ Trọng Phụng (chết từ 1940) và các tác phẩm của ông bị cho vào sọt rác! Hay như Hồ chỉ tấm ảnh của Hà huy Tập (nguyên tổng bí thư mafia đỏ) nói: “Chú Tập hay phê bình “bác” lắm đấy!” Thế là ảnh của Hà- huy Tập bị lột khỏi cái gọi là “viện bảo tàng cách mạng”!!!

Cho nên sau này có ai nghiên cứu về Hồ và đồng bọn của hắn thì làm sao tìm ra được văn bản về các tội ác của chúng được. Càng để lâu, nhân chứng già chết hết, thế là hết chuyện!!!
Tháng 1-1959, Hồ triệu tập hội nghị trung ương mafia lần 15 (khóa 2), đẻ ra nghị quyết 15 (không phổ biến ra ngoài trung ương) là nghị quyết dùng vũ trang xâm lược miền Nam Việt Nam, mở đường Trường-sơn lập thành quân đoàn thường trực với cái tên “công trường 59” và đưa lính ngụy cộng sản và vũ khí vào phá hoại mọi mặt đời sống của nhân dân miền Nam Việt Nam, ở thời điểm đó đã đạt được nhiều thành tích cả về trị an, xây dựng kinh tế và ổn định xã hội. Lực lượng nằm vùng bắt đầu hoạt động, vừa chống phá, vừa móc nối những phần tử gọi là “trí thức không bằng cục cứt”; tụi cơ hội “đứng núi này trông núi nọ”; tụi “quáng gà chính trị” trông “gà hóa quốc”, “thả mồi bắt bóng”; tụi “thò lò sáu mặt” chính khách sa-lông; “tụi “sư sãi hổ mang”, “linh mục chuồn chuồn” v.v… để cho ra đời gánh hát chính trị, sau này được đặt tên là “chính phủ cách mạng lâm thời” mà số phận của nó ra sao thì ai cũng đã biết (nhưng nhiều kẻ cũng chưa đúc rút được bài học kinh nghiệm rất đắt giá cho cả dân tộc Việt Nam lẫn bản thân họ).

Cũng thời gian đó, Hồ cho gọi Đỗ Mười ở Hải-phòng về chỉ huy cái gọi là “cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh”. Tổ tiên ta đã dạy: “Trông mặt mà bắt hình dong”, cho nên dù không đọc lý lịch thực của Đỗ Mười thì cũng biết đó là tên “bán trời không văn tự”. Tên thật của hắn là Cống, quê ở Yên-sở, huyện Thanh-trì (chỗ bến Phà-đen, Hà-nội đi xuôi một chút), xưa thuộc tỉnh Hà-đông, nay thuộc Hà-nội. Đỗ Mười làm nghề hoạn lợn, đi các chợ như Bạch-mai, Thường-tín, Phú-xuyên v.v… hoạn lợn, rồi làm lý trưởng. Can tội “lấy tiền thuế đánh bạc” bị cháy túi nên bị thực dân Pháp cho đi tù Sơn-la. Với bản chất và quá khứ đó, Đỗ Mười đúng là mẫu “sinh ra để làm mafia đỏ” và hắn được Tô Hiệu, Nguyễn lương Bằng cho tuyên thệ vào “băng đảng”. Nhiệm vụ lúc đầu thử thách của Đỗ Mười là “đổ cứt của tù”, đáng lẽ mỗi tù nhân luân phiên làm một ngày, nhưng Mười “thích cứt” nên xin nhận làm cả 30 ngày của tháng.

Hồ biết đến Đỗ Mười vì khi tiếp quản Hải-phòng, Mười là bí thư mafia đỏ và Hoàng hữu Nhân là chủ tịch thành phố Hải-phòng. Mười đã có “sáng kiến” dựng ra vụ án “dụ dỗ di cư vào Nam” để ngăn chặn việc di cư vào Nam; cũng như dựng ra vụ án “gián điệp Phan Năm” ở mỏ than Hòn-gai để “trấn áp giai cấp công nhân” không được đi Nam.

Nếu “cải cách ruộng đất” của Hồ làm “long trời lở đất” ở nông thôn Bắc Việt Nam, với tỷ lệ bị bắt giết, tù đày là 5% của dân số nông thôn Bắc Việt Nam, khi đó là 14 triệu (ấy là chưa kể nhiều người sợ quá đã tự tử một mình hoặc đầu độc cả gia đình cùng chết trước khi đội cải cách đến), thì “cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh” của Hồ cũng “đảo lộn trời đất, cương thường, đạo đức” ở thành thị miền Bắc Việt nam. Thật đúng là lũ cướp ngày kiểu mafia! Nên nhớ rằng đích thân Hồ kêu gọi con cái đấu tố cha mẹ. Cụ thể là Hồ đã khen con gái một của ông bà chủ hiệu thuốc Hồng Khê (Hà-nội) dám đấu tố cha mẹ. Con ranh con này lập tức được kết nạp thành đoàn viên chính thức của cái gọi là “đoàn thanh niên lao động Hồ chí Minh” (là lực lượng dự bị và là cánh tay mặt của mafia đỏ – như Hồ tuyên bố). Không những thế, nó còn được vào học ở trường đại học y khoa Hà-nội. (Con này sau lấy chồng, đẻ con, lương bác sỹ của mafia đỏ là thứ mạt rệp nên thiếu thốn, chẳng thấy “bác Hồ” của nó đâu, đành quay lại trong vòng tay bao dung và săn sóc của cha mẹ).

Xin lưu ý rằng, kiểu “cải tạo” ở thành thị như thế này, sau khi đã thừa nhận sai lầm trong cải cách ruộng đất, càng chứng minh lập luận của tôi là mọi phong trào của Hồ và tay chân cho đến nay đều là âm mưu tội ác, ngay cả cái gọi là sửa sai hay mở cửa, đổi mới v.v…

Nhiều hình ảnh theo kiểu “bà địa chủ kháng chiến yêu nước” Nguyễn thị Năm lại được Hồ cho tái lập. Thí dụ ông chủ hãng nước mắm Vạn Vân, người làm kinh tài cho Hồ trong những năm chống Pháp, bị tịch thu toàn bộ tài sản. Đến căn nhà riêng ở phố Cao Bá Quát (Hà-nội) cũng bị chiếm dụng một phần, phần còn lại cho cố nhạc sỹ Đoàn Chuẩn (em vợ ông Vạn Vân) và các con của ông Vạn Vân ở, kể cả nhà phụ. Căn phòng của cố nhạc sỹ Đoàn Chuẩn cũng bị trưng dụng, ban ngày làm lớp học nhạc do phòng văn hóa quần chúng thuộc Sở văn hóa Hà-nội quản lý. Con trai út của ông Vạn Vân, một kỹ thuật viên xây dựng trung cấp cũng bị tù ở Quảng-ninh gần chục năm vì “thành phần tư sản” dính dáng đến việc một căn nhà bị đổ (nhưng không chết người), còn những kẻ “thành phần cơ bản” được vô can. Cố nhạc sỹ Đoàn Chuẩn phải xin đổi cho Tổng cục Bưu điện của ngụy quyền Hà-nội hai chiếc xe hơi hiệu Buick và Frégate (của hãng Renault) để lấy chiếc guitare 2 cần và 3 chiếc xe đạp nữ, hiệu Mercier (vì những thứ này mậu dịch ngụy chỉ bán cho cơ quan ngụy quyền cộng sản). Ông Bùi hưng Gia ở Hàng Trống (Hà-nội), người đã ủng hộ 100kg vàng trong “tuần lễ vàng” để Hồ “đút lót” cho Lư Hán và Tiêu Văn (Tàu Tưởng) rút quân Tàu khỏi miền Bắc Việt Nam, cũng bị cướp nhà và cửa tiệm. Ông Trịnh văn Bô, chủ căn nhà phố Hàng Ngang, đã cho Hồ tá túc để viết “tuyên ngôn độc lập” cũng chung số phận. Ông chủ hãng sơn Tô Châu, cùng ông Vạn Vân làm kinh tài cho Hồ, còn đau hơn nữa vì vừa mất hết tài sản lại vừa mất con. Chẳng là ông ta tin rằng mình là “tư sản dân tộc yêu nước” nên đã khuyên con trai là trung úy Trường (quân lực của Quốc trưởng Bảo Đại) – bạn của tướng Nguyễn bảo Trị (quân lực miền Nam Việt Nam) ở lại Hà-nội. Thế là trung úy Trường bị đi cải tạo (tức tù khổ sai) vì tội danh “ngụy quân”, tận cuối 1973, sau khi hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết, mới được về. Nhà tan, cửa nát, trung úy Trường lấy một cô gái lao động, mua một con bò và vợ chồng ngày ngày đi chở gỗ mướn cho các hợp tác xã, sống trong căn nhà lá ở bờ sông Hồng (chỗ viện bảo tàng Louis Finot nhìn ra). Còn, cũng trung úy, nhưng đi Nam thì lên tới cấp tướng, tư lệnh quân khu, như tướng Nguyễn bảo Trị.

Hai số phận cùng một điểm xuất phát có sự khác nhau là do khác nhau về quan điểm: chấp nhận hay phủ nhận chế độ mafia đỏ. Xưa cũng vậy, nay cũng vậy: ở lại Việt Nam là phản động, vượt biên thì thành Việt kiều yêu nước!
Cái “chân lý” giản dị ấy mà đến nay nhiều người vẫn không thể nhớ được!(?) Có người vượt biên chết hết vợ con mà lại thuộc loại mau quên nữa kia!

Đòn độc của thằng “chuyên nghề đổ cứt” Đỗ Mười, thì sau tháng 4/1975, nhân dân miền Nam Việt Nam đã được biết qua các vụ đổi tiền cũng như các chiến dịch X1, X2. Lê Duẩn vẫn dùng lại Đỗ Mười như xưa Hồ đã dùng vậy (chắc theo lời dặn của Hồ).
Thành thị miền Bắc Việt Nam tan hoang có phần còn hơn ở nông thôn qua ngón võ “cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh” của Hồ. Người chết chắc cũng khoảng trên dưới chỉ tiêu 5% mà Hồ đưa ra cho việc giết nông dân ở Bắc Việt Nam. Nhiều người chẳng bao giờ buôn bán cũng bị “đấu tố tù đày”, chỉ vì trong những năm 1945-46 đã biểu tình trong hàng ngũ VNQDĐ hay Đại Việt v.v… hoặc trong nhà có ảnh, có sách báo về Nguyễn Thái Học, về Phan Chu Trinh, về sách của nhà xuất bản Hàn Thuyên (nhóm Trost-kit). Đến mức ai ở Hà-nội xưa đều biết đến “người bán thịt bò khô” ở trước quán Mụ Béo, phải tự tử vì bị truy thuế, tính từ năm 1945!!!(?) Một gia đình ở Cao bá Quát (Hà-nội), cách nhà cố nhạc sỹ Đoàn Chuẩn một nhà, phải tự tử cả gia đình. Đại loại, ít nhất cũng cả triệu gia đình là nạn nhân của Hồ. Cũng tịch thu tài sản, nhà cửa, cũng đưa nhau ra khu phố đấu tố, làm nhục, cũng tử hình (chỉ khác là không bắn tại chỗ) và đuổi đi kinh tế mới. (Sau ngày 30/4/1975, nhiều sỹ quan trong quân lực miền Nam Việt Nam bị đưa lưu đầy ra thượng du miền Bắc Việt Nam vẫn còn gặp những gia đình “bị Hồ đuổi đi phát vãng” như vậy hệt kiểu Stalin với dân Ku-lắc).

Có chút khác với “cải cách ruộng đất” là không có sửa sai. Tại sao? Vì bọn Trường Chinh đã bị hạ bệ rồi và đã có nghị quyết cho phép chuyên chính. Nhưng cái chính yếu là Hồ đã hoàn toàn đảo chánh xong Chính phủ Liên hiệp đa đảng!!! (Cả Quốc hội, cả Chính phủ, cả Hiến pháp 1946 bị xóa sổ.)

Thời kỳ làm “cải cách ruộng đất” Hồ còn che mặt Việt gian. Đến “cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh” thì ngụy quyền Hồ chí Minh lộ rõ bộ mặt công cụ của mẫu quốc đỏ. Như một đoàn quân thực dân xâm lược đặt chân lên đất thuộc địa, chúng cướp bóc, vơ vét cả người cả của. Hầu hết nhà cửa khang trang, vi-la tốt đẹp, đường phố yên tĩnh đều bị chúng chiếm đoạt, kể cả đồ đạc (y hệt như sau 4/1975 chúng vào miền Nam Việt Nam). Sau những tên to đầu từ Hồ trở xuống thì đến ngụy quân cộng sản. Nhiều người phải “hy sinh” làm vợ ngụy quân để con cái khỏi bị đi phát vãng lên thượng du dưới mỹ tự “kinh tế mới”. Cụ thể, chủ tiệm đặc sản thịt dê P.H. phải gả con gái cho một tên trung tá ngụy quân, bị thương “không còn cái ấy”. Một trung tá ngụy khác cũng cưỡng ép một bà chủ tiệm tơ lụa xưa ở ngã tư Hàng Đào – Lãn Ông. Sau đó hắn còn cưỡng hiếp hai con gái của bà này. Chuyện đưa ra “pháp luật” cũng “huề cả làng”. Ngay một gia đình lính ngụy cộng sản ở Hàng Đào, chung nhà với cố nhạc sỹ Nguyễn trọng Hưởng, từng phục vụ ở đệ tam quân khu (do đại tá Nguyễn văn Vận chỉ huy), vì muốn chiếm thêm căn phòng của nhạc sỹ Nguyễn trọng Hưởng đã gây chuyện đánh tàn nhẫn cô con gái nhạc sỹ Nguyễn trọng Hưởng. Sự việc khiếu nại bị ỉm đi vì như đại diện Viện kiểm sát khu Hoàn Kiếm khi đó, trả lời với phóng viên báo Thủ-đô rằng: “Dù con gái thằng này (tức nhạc sỹ Nguyễn trọng Hưởng) đang là nhạc công của đoàn văn công Quảng-ninh, nhưng nó là “ngụy”, có chuyện gì với “bộ đội ta” thì cũng phải xử theo “tính đảng” – nghĩa là bỏ qua”! Ngay Nguyễn văn Trân, ủy viên ban bí thư mafia đỏ của Hồ và được Hồ chí Minh chỉ định làm “bí thư thứ nhất thành ủy Hà-nội” cũng cặp bồ với cả hai mẹ con nhà tư sản lâu đời ở phố Hàng Bồ (Hà-nội) là P.G.T., nên được giữ nhà cửa mà còn được Trân cấp cho giấy “độc quyền nhuộm”. Thậm chí một gánh hàng đầu đường, bán bánh mì và “cà-phê bít tất” như của vợ chồng “Lâm lác”, ở vĩa hè phố Hàng Vôi, nhờ gả em gái cho tên thuế vụ mafia đỏ mà chuyển sang căn hộ rộng rãi ở Phan Thanh Giản. “Lâm lác” tiếp tục bán bánh mì pa-tê v.v… và cà-phê, nhưng rất nổi tiếng vì là “mạnh thường quân” của nhiều văn nghệ sỹ miền Bắc Việt Nam. Sự trân trọng các tác phẩm và cá nhân các văn nghệ sỹ còn hơn rất nhiều và đáng phục rất nhiều so với cái “Hội nhà văn” của Nguyễn đình Thi và cái ban tuyên huấn của “vè sỹ” Tố Hữu!

Cuộc “cải tạo xã hội” của tập đoàn Hồ chí Minh ở miền Bắc Việt Nam đã cho bọn chúng nhiều thuận lợi để chuẩn bị và tiến hành chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, vì:
1- Hồ đã là chủ nhân tuyệt đối cả con người và tài nguyên thiên nhiên miền Bắc; đã biến tổ chức mafia đỏ của hắn thành một giáo đoàn của một thứ “tà giáo cực đoan khát máu” (y hệt tụi Taliban hiện nay vậy);

2- Hồ đã là “siêu lãnh tụ” của tập đoàn mafia đỏ, y hệt Stalin ở Nga-xô trước đó: lời nói của Hồ là kinh điển, là luật, là “chân lý”. Bất kể lãnh vực nào trong sinh hoạt vật chất và tinh thần của xã hội miền Bắc Việt Nam khi ấy đều sưu tập ý kiến của Hồ làm kim chỉ Nam, từ nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công, hợp tác xã, thương nghiệp, văn hóa giáo dục, quân sự, tôn giáo, giao thông vận tải, thủy lợi, sinh đẻ, gia đình, thiếu nhi, ăn mặc, ma chay cưới hỏi, ngoại giao cho đến cả cứu hỏa, biểu diễn văn nghệ v.v… thậm chí cả “làm hố xí hai ngăn”. Chính vì noi gương đó của Hồ mà Trần hữu Dực, một phó thủ tướng của ngụy quyền Hồ chí Minh luôn luôn tìm dịp phổ biến “sáng kiến” rửa mặt không được vắt khăn mặt, làm thế mau rách; và dùng đồng hồ không cần đeo dây, không cần thiết; hay đi xe đạp không cần “chắn xích, chắn bùn”, lãng phí nhôm để làm việc khác.

Bọn Hồ có những “lệnh miệng” cực tai quái như không được dùng các “sách kinh điển của chủ nghĩa Mác”, của “lãnh tụ” và báo Nhân dân (dù đã cũ) để gói hàng v.v… Nhiều người bị đi cải tạo chỉ vì bị tố giác là dùng báo Nhân dân gói hàng hoặc “chùi đít”!
Chuyện như vậy thì thế hệ con em Việt Nam sau này và quốc tế làm sao tìm ra bằng chứng giấy trắng mực đen, và khi những nhân chứng già chết hết, chỉ còn lại bài viết như của Lữ Phương chẳng hạn, hẳn thế hệ sau chúng ta sẽ bị ảnh hưởng để đi đến kết luận “hư thực ra sao chưa được chứng minh thật thuyết phục”.
Ngay thời phong kiến cũng còn dễ dàng cho nghiên cứu, chứ cái chế độ của ngụy quyền Hồ chí Minh thì không thể căn cứ vào văn bản, sách vở được, kể cả của ngụy quyền sản xuất lẫn những “cây viết chống đối” kiểu Lữ Phương và nhiều nhân vật tên tuổi khác, như xưa kia là những bác sỹ Nguyễn khắc Viện, Trần bạch Đằng, Trần văn Giàu và Trần quốc Vượng!
3- Bằng cái gọi là “đấu tranh giai cấp”, phân chia xã hội thành 13 đẳng cấp; bằng việc “vô sản hóa toàn dân”, Hồ đã làm cho toàn xã hội Việt Nam như một đàn chó đói, chúng giết nhau để sống, chúng giết nhau vì một cục xương thừa Hồ quăng ra; chúng chen lấn phía cửa chuồng chờ Hồ rút then cửa để nhào ra săn đuổi tất cả mọi thứ chúng gặp trên đường, để nếu sống trở về thì hy vọng được Hồ cho khúc xương, cho “liếm bãi nước bọt”, từ đó có thể được ra cái chuồng khác thoải mái hơn tý chút. Còn như, nếu có chết thì cũng là một kiểu được giải thoát khỏi cảnh đói khát, tranh giành trong cũi chật hẹp.
Cả xã hội miền Bắc Việt Nam trong tay Hồ “nhào nặn” trở thành một nhà thương điên vĩ đại. Đi xem phim ảnh, người ta đua nhau ném guốc, ném đá lên màn ảnh khi có nhân vật phản diện xuất hiện. sân khấu cũng thế, nhiều diễn viên thủ vai phản diện bị đánh, bị dọa giết. Người ta hoan hô, vỗ tay khi thấy “lãnh tụ” hay “cờ búa liềm”. Kẻ nọ theo rõi người kia, ai chậm chạp hay thiếu nhiệt tình thế là bị lôi ra đấm đá, bị chụp mũ là “phản động lọt lưới” v.v… Điều này có thể Lữ Phương không được chứng kiến hoặc nghe nói nhưng nếu thấy chưa bị “thuyết phục”, thì hãy hỏi lại những người như Trần Độ, Hoàng minh Chính, Lê hồng Hà, Trần quốc Vượng v.v… xem có đúng không.

Trong thanh niên, sinh viên, học sinh, trí thức, binh lính v.v… lại còn có cái trò “viết nhật ký” nhưng lại cố tình để cho mọi người có thể đọc được (nhất là cho các cấp ủy mafia đỏ ở cơ sở) những “tâm sự”, những ước vọng “được chết cho bác Hồ”, “được làm bất kể việc gì làm bác vui”. Từ cấp mẫu giáo cho đến lớn; từ nhà trường cho đến nhà máy, nông trường, công trường, các công sở v.v… đều có cái gọi là “bích báo” (báo tường), đua nhau làm thơ ca ngợi “bác Hồ”, gửi quyết tâm thư lên “bác Hồ” xin được chết cho “sự nghiệp của bác Hồ vĩ đại”!
Đối với thế hệ trẻ, luôn luôn được nhồi sọ: “Cha mẹ sinh ra ta, nhưng “bác và đảng” cho ta cuộc sống, cho ta nên người”, đủ thứ bà rằn loại như vậy.
Với cái khí thế của các hồn ma trong tay như thế, tên phù thủy Hồ chí Minh công khai cả trong và ngoài nước hành động “bành trướng chiến lược của mafia đỏ” núp dưới chiêu bài ủng hộ và có nghĩa vụ giúp nhân dân miền Nam Việt Nam giải phóng khỏi sự cùm kẹp của “Mỹ-Ngụy”!!!(?)
Như thế có nghĩa là, bằng “chuyên chính” và “tiến lên CNXH”, Hồ đã thâu gọn toàn bộ tài sản của xã hội Bắc Việt Nam khi ấy, đã dùng “sợi dây đỏ CNXH” cột chặt cái bao tử của toàn dân miền Bắc Việt Nam, cho sống, cho chết, cho điên, cho khóc, cho cười tùy ý, nghĩa là không chỉ làm chủ cái thân xác mà cả linh hồn, sau khi đã thoái hóa tất cả thành trí nô, nông nô, công nô và binh nô.
Một số phóng viên nước ngoài, xanh cũng có mà đỏ cũng có, thường khen “tinh thần chiến đấu” của quân dân miền Bắc Việt Nam. Họ có biết đâu rằng những con người trông bề ngoài bình thường, giản dị, chân chất ấy đều đã bị tập đoàn mafia đỏ mà kẻ cầm đầu là Hồ chí Minh đã dùng phương pháp Paplov để thuần hóa, kích thích cái thú tính bản năng, không còn là người, không còn “bộ óc bình thường” nữa. Tất cả là lũ điên.

Tào Tháo trong chuyện Tam Quốc của Tàu chỉ làm được cho mỗi mình Bàng Đức thành điên khùng mà quyết tử chiến với Quan Vân Trường. Còn Hồ và cái tổ chức Việt gian công dân búa liềm của hắn đã sản sinh “hàng triệu tên điên quyết tử” cho sự nghiệp Việt gian của Hồ. óc họ hoàn toàn thành bã đậu, không hề tìm hiểu xem cái “sự nghiệp vĩ đại” của Hồ là gì? Có lợi cho ai, hại cho ai? Sai, đúng thế nào? Cho đến tận 2001 này, nhiều người đã thấy được cái “bánh vẽ XHCN”, nuốt không dzô mà vẫn không dám oẹ ra, không dám mở to mắt, cố dùng ít tế bào óc được phục hồi để nhìn nhận ai là thủ phạm sản xuất bánh vẽ. Hơn nửa thế kỷ thực tế máu và nước mắt vẫn còn thấy là “hư thực ra sao chưa được chứng minh thật thuyết phục”. Quả là ngu quá lâu!

Năm 1958, Hồ bán nước, dâng Hoàng-sa, Trường-sa cho Trung cộng thì vẫn là “anh hùng giải phóng dân tộc”. Còn năm 2000-2001 này, lũ Đỗ Mười, Lê khả Phiêu và Nông đức Mạnh cũng vừa bán đất, biển cho Trung cộng thì sao lại nhìn ra ngay?!!! Chúng đi theo con đường của “Hồ” đấy!!!
Chuẩn bị xong xuôi hết, tháng 8-1960, Hồ cho tổ chức cái gọi là đại hội mafia đỏ lần thứ ba. Nghị quyết đại hội của chúng chủ yếu là:
- nắm vững chuyên chính;
- xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc;
- và thống nhất miền Nam Việt Nam bằng hòa bình. Ngay nội bộ mafia đỏ với nhau chúng cũng giấu cái nghị quyết vũ trang xâm lược, NQ/15 tháng 1-1959, và để đánh lừa quốc tế.
Nhân sự được Hồ bố trí như sau:
- Chủ tịch đảng: Hồ chí Minh, kiêm ủy viên chính trị bộ
- Bí thư thứ nhất: Lê Duẩn, ủy viên chính trị bộ
Các ủy viên chính trị bộ khác theo thứ tự bậc thang quan lại đỏ:
- Trường Chinh: chủ tịch quốc hội ngụy quyền Hà-nội
- Phạm văn Đồng: thủ tướng ngụy quyền Hà-nội
- Phạm Hùng: phó thủ tướng thứ nhất ngụy quyền Hà-nội
- Võ nguyên Giáp: phó thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng ngụy quyền
- Nguyễn chí Thanh: phó bí thư quân ủy mafia đỏ
- Lê đức Thọ; trưởng ban tổ chức trung ương mafia đỏ
- Nguyễn duy Trinh: phó thủ tướng
- Lê thanh Nghị: phó thủ tướng
- Hoàng văn Hoan: phó chủ tịch quốc hội ngụy, đại sứ tại Trung cộng
Và hai dự khuyết bộ chính trị là:
- Văn tiến Dũng: tổng tham mưu trưởng ngụy quân cộng sản
- Trấn quốc Hoàn: bộ trưởng công an ngụy quyền Hà-nội.

Hồ nắm quyền tuyệt đối vì hắn cùng lúc giữ các chức: chủ tịch đảng, ủy viên chính trị bộ; chủ tịch hội đồng quốc phòng; chủ tịch nước.
Còn Lê Duẩn được thực thụ là “bí thư thứ nhất” (chứ không phải tổng bí thư; phải đến đại hội lần 4, sau khi xâm lược miền Nam xong, Lê Duẩn mới nhận được cái danh xưng “tổng bí thư”) kiêm bí thư quân ủy (Giáp tụt xuống phó bí thư).

Chưa cho Lê Duẩn cái danh xưng “tổng bí thư” là Hồ chưa muốn cho toàn đảng mafia đỏ của Hồ thấy rằng Lê Duẩn đã ở vị trí lấn át. Hồ cần Duẩn phải cố gắng hơn nữa, chủ yếu là tổ chức vũ trang xâm lược bằng được miền Nam cho Hồ. Chính vì thế, mà Lê Duẩn “đã liều mạng” vào Nam để chuẩn bị cho gánh cải lương chính trị của luật sư Nguyễn hữu Thọ và chút xíu đi chín suối hoặc dzô nhà tù của cụ Ngô Đình Diệm (tháng 12-1960).

Tin dưới đây tôi chưa có điều kiện và cũng không thể kiểm chứng được, nhưng vẫn nêu ra để biết đâu sau này có ai đó tìm ra manh mối chăng. Đó là, sau khi được “chính thức hóa cái ngôi bí thư thứ nhất, qua cái gọi là đại hội 3 của mafia đỏ”, Lê Duẩn dựa vào sự bố trí của tụi còn nằm vùng ở miền Nam (trung ương cục) và sự đưa tin tình báo của nội gián Phạm ngọc Thảo (khi ấy làm tỉnh trưởng của Bến-tre) nên đã về “vùng 4“ để họp. Ai dè quân đội của cụ Ngô Đình Diệm đã bắt được Lê Duẩn cùng một số nhân sự của mafia đỏ nằm vùng ở miền Nam Việt Nam. Nhưng không biết vì sao ngay sau đó tất cả đều được tha. Thế là Hồ đang buồn, Trường Chinh đang “mở cờ trong bụng” cũng thay đổi ngược luôn. (Một người cực thân của Trường Chinh lộ tin này).

Tháng 11-1960, Hồ dắt Lê Duẩn đi dự cuộc họp của 81 đảng mafia đỏ và cùng ký vào nghị quyết ủng hộ đường lối của Nga-xô. Cho dù lần này thần tượng của Hồ là Stalin đã bị đổ, và Nga-xô đang muốn “thi đua hòa bình” là đường lối trái với “đường lối khát máu” của Hồ và Trung cộng, nhưng Hồ lúc nào cũng “tuân theo mẫu quốc”, vì thế nên vẫn ký. Hồ vẫn hy vọng phe Stalin sẽ nắm lại quyền lực ở Nga-xô. Mâu thuẫn giữa “anh cả Nga-xô” và “anh hai Trung cộng” đẩy Hồ vào một thế phải ứng xử thật tế nhị. Chính vì bị ngộ độc bởi những “huyền thoại” do Hồ tự tạo ra xung quanh cuộc đời của hắn nên người ta không dám nhìn vào con người thật của Hồ để lý giải đường đi, nước bước của Hồ giữa hai thế lực “Nga-xô” và “Trung cộng”.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen